Niềng răng trong suốt có thể coi là bước tiến mới trong công nghệ thẩm mỹ chỉnh nha. Loại niềng răng này trong suốt nhưng vẫn có hiệu quả chỉnh răng mà không gây khó chịu. Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức niềng răng này, AVA Dental cùng bác sĩ Phạm Minh Hoàng sẽ giúp bạn giải đáp ngay sau đây.
Niềng răng trong suốt là gì?
Niềng răng trong suốt là hình thức chỉnh nha không sử dụng mắc cài hoặc dây cung như phương pháp niềng răng truyền thống. Khi niềng răng trong suốt, nha sĩ sẽ dùng bộ khay niềng từ nhựa trong suốt để điều chỉnh vị trí răng.
Theo bác sĩ Phạm Minh Hoàng cho biết:
“Người niềng răng trong quá trình thực hiện niềng trong suốt có thể tháo lắp khay niềng khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng. Bên cạnh đó, khay niềng hoàn toàn vô hình, người ngoài khó phát hiện răng có đang được niềng hay không“.
Sự hoạt động của niềng trong suốt
Niềng răng trong suốt Invisalign ra đời lần đầu tiên vào năm 1997 tại Mỹ. Trong quá trình niềng, bạn có thể cần dùng từ 25 – 40 khay. Hiệu quả của khay niềng điều chỉnh răng tương đồng với niềng mắc cài.
Cách thức hoạt động của loại niềng trong suốt này như sau:
- Khay niềng được tạo ra sau khi nha sĩ thu dữ liệu về khuôn hàm người niềng. Theo từng giai đoạn, mỗi khay niềng sẽ điều chỉnh dần răng.
- Hiệu quả khay niềng trong răng khá chính xác, chúng sẽ ép răng về vị trí cũ, không gây viêm nướu. Vì thế, trong quá trình niềng, bạn có thể sử dụng hàng chục khay niềng được điều chỉnh dần nhờ phác đồ in 3D.
Về cơ bản, răng bạn điều chỉnh nhờ vào khay niềng, chất nhựa y tế niềng răng vừa đủ cứng cáp để điều chỉnh răng mà không gây hại cho chân răng.
Một số ưu và nhược điểm khi niềng răng trong suốt
Phương pháp niềng trong suốt có nhiều ưu điểm cho người niềng. Tuy nhiên, nếu so với niềng mắc cài thì hình thức này vẫn còn một số nhược điểm.
Ưu điểm
Niềng răng trong suốt các ưu điểm mà bạn không thể bỏ qua như sau:
- Tính thẩm mỹ cao: Niềng trong suốt được làm từ chất nhựa trong, người ngoài khó thấy được khay niềng. Do đó, nếu bạn làm việc trong môi trường cần giao tiếp nhiều, sử dụng hình ảnh như diễn viên, người nổi tiếng… thì niềng trong suốt là lựa chọn hiệu quả.
- Dễ tháo lắp khi cần: Khay niềng trong suốt có thể tháo lắp khi người niềng ăn uống, vệ sinh, hạn chế tình trạng mảnh vụn bám vào chân răng gây các vấn đề về nha chu.
- Tiết kiệm thời gian di chuyển đến cơ sở nha khoa: Khay niềng răng có thể được thay tại nhà nếu khách hàng đặt từ nha khoa, nhờ vậy mà thời gian đi lại sẽ tiết kiệm hơn.
- Độ an toàn cao: Chất liệu nhựa hiện y tế hiện đại được kiểm định nên bạn không cần lo lắng về tác dụng phụ, kích ứng hay gây nguy hại đến sức khỏe.
- Ít gây đau đớn: Niềng mắc cài có một nhược điểm khá lớn là các mắc cài có thể gây trầy xước niêm mạc miệng và làm lở loét gây đau. Tuy nhiên, niềng trong suốt chỉ có khay niềng nên không tạo các vết trầy.
Nhược điểm
Niềng răng trong suốt ngoài những ưu điểm trên, phương pháp này còn chứa không ít nhược điểm, có thể kể đến như:
- Chi phí niềng cao: Tại Việt Nam, chi phí niềng răng trong suốt cao hơn gấp 3 – 4 lần so với niềng mắc cài. Vì thế nhiều người có nhu cầu niềng răng nhưng không có nhiều chi phí thường không chọn phương pháp niềng này.
- Phát âm bị ảnh hưởng: Khay niềng chặn lại các kẽ răng nên luồng hơi từ bên trong đi ra ngoài bị ảnh hưởng, giọng nói bị thay đổi.
- Răng bị lệch mức độ nặng khó áp dụng: Niềng trong suốt khó áp dụng cho các tình trạng lệch răng nặng như răng khấp khểnh.
Quy trình thực hiện niềng răng trong suốt
Quy trình niềng răng trong suốt không quá phức tạp nhưng đòi hỏi kỹ thuật và sự tỉ mỉ cao của nha sĩ. Theo bác sĩ nha khoa Phạm Minh Hoàng, niềng răng trong suốt được thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1 – Khám tổng quát và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý
Bác sĩ sẽ chẩn đoán, đưa ra phác đồ chỉnh nha phù hợp dựa trên tình trạng răng cũng như vấn đề nha chu (nếu có). Quá trình khám cần thực hiện chụp X-quang, xét nghiệm, thăm khám lâm sàng.
Bác sĩ Phạm Minh Hoàng đánh giá:
“Trong khi khám tổng quát, người niềng răng có thể cần điều trị một số bệnh nha chu hoặc nhổ răng thừa để tạo khoảng trống khi niềng. Chỉ khi cả hai thống nhất về phương pháp niềng, thời gian điều trị vấn đề nha khoa thì mới tiếp tục đến bước niềng chính thức“.
Bước 2 – Thiết kế và sản xuất khay niềng
Khi người niềng và bác sĩ chỉnh nha thống nhất thì mẫu hàm 3D mới được chuyển đến nhà sản xuất. Phía nhà sản xuất tạo hàm và gửi về nha khoa dựa trên các thông số bác sĩ yêu cầu.
Bước 3 – Bắt đầu niềng
Khi nha khoa đã nhận được khay niềng, bác sĩ điều trị chính cho người niềng răng sẽ tiến hành đặt khay niềng. Bác sĩ sẽ hướng dẫn thêm cách sử dụng, vệ sinh, tháo lắp.
Bước 4 – Tái khám định kỳ
Niềng răng trong suốt cần được tái khám liên tục từ 20 – 45 khay niềng để điều chỉnh theo khuôn hàm. Tái khám và điều chỉnh niềng phù hợp sẽ giúp thời gian niềng răng rút ngắn lại.
Một số lưu ý trong quá trình niềng trong suốt
Niềng răng trong suốt thường khá “nhẹ nhàng” cho hầu hết các ca chỉnh nha. Dù vậy, một vài vấn đề bạn cũng cần lưu ý như sau:
- Khay niềng phải thường xuyên được vệ sinh kỹ càng để hạn chế mảng bám hoặc vi khuẩn hình thành.
- Thời gian đeo niềng tối thiểu 22h/ngày và phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Dùng các dụng cụ vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng và có độ làm sạch cao như chỉ nha khoa, tăm nước, bàn chải điện…
- Tuyệt đối không dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh để làm sạch khay niềng.
- Ăn uống khoa học, hạn chế cắn, xé các món cần dùng lực nhiều ở răng. Ít tiêu thụ các món đồ ngọt, thịt đỏ để hạn chế hình thành mảng bám trên răng.
- Nên thay khay niềng theo thời gian chỉ định của bác sĩ, không nên dùng một khay cũ trong thời gian quá lâu.
Một số câu hỏi về niềng răng trong suốt
Một số câu hỏi về phương pháp niềng này đã được AVA Dental tổng hợp và giải đáp cho bạn ngay sau đây:
Niềng trong suốt có bị đau nhiều không?
Niềng trong suốt vẫn tạo một lực kéo ép nhất định cho người niềng nên có thể bạn sẽ có chút cảm giác khó chịu, ê buốt ở chân răng. Tuy nhiên, cảm giác này thường không kéo dài và chỉ xảy ra trong thời gian đầu niềng mà thôi. Nếu bạn muốn bớt đau, hãy báo với bác sĩ để điều chỉnh khay niềng nhẹ hơn, răng dịch chuyển từ từ hơn nên ít ê buốt.
Làm cách nào để rút ngắn thời gian niềng?
Quá trình niềng răng cần thực hiện từ từ, không hấp tấp. Tuy nhiên, nếu bạn muốn rút ngắn thời gian niềng nhưng răng vẫn về vị trí cũ mong muốn thì chỉ cần báo với bác sĩ. Thông thường, bác sĩ nha khoa sẽ chỉnh khay niềng sang loại siết mạnh hơn. Nhưng bạn sẽ có cảm giác khó chịu hơn, dễ ê buốt hơn.
Niềng răng trong suốt có thể không còn mới mẻ với đại đa số người đã và đang niềng răng. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian gần đây nó mới trở nên được nhiều người lựa chọn hơn do khả năng và nhu cầu tăng cao. Hy vọng với những chia sẻ trên của AVA Dental, bạn đã hiểu hơn về hình thức niềng răng này và có thêm lựa chọn cho phương pháp niềng phù hợp cho mình.