Bọc răng sứ có lấy tủy không và những thắc mắc thường gặp

lay tuy rang

Bọc răng sứ có lấy tủy không là thắc mắc của nhiều khách hàng trước khi quyết định lựa chọn dịch vụ này. Tại Ava Dental, việc bọc răng sứ không đòi hỏi phải lấy tủy răng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, việc lấy tủy có thể là giải pháp cần thiết trước khi tiến hành quy trình bọc sứ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy tham khảo thông tin chia sẻ của bác sĩ Minh Hoàng trong bài viết dưới đây.

Áp dụng phương pháp bọc răng sứ có lấy tủy không?

Tủy răng là một phần quan trọng nằm sâu bên trong răng, bao gồm các mạch máu, dây thần kinh và mô liên kết của răng. Trong thực tế, không phải lúc nào bọc răng sứ cũng cần tiến hành lấy tủy trước đó. Với thắc mắc bọc răng sứ có lấy tủy không, thông thường việc lấy tủy răng chỉ được thực hiện trong những trường hợp đặc biệt sau đây:

Răng bị sâu nặng dẫn đến tình trạng viêm tủy

Khi răng bị sâu, quá trình ăn mòn men răng, ngà răng sẽ diễn ra mạnh mẽ và ăn sâu vào tủy, gây viêm tủy răng. Điều này khiến người bị sâu răng thường xuyên có cảm giác đau nhức dữ dội tại vị trí răng bị sâu. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể lan ra những vùng lân cận và thậm chí lan đến đầu. Tình trạng kéo dài mà không được điều trị triệt để sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Theo bác sĩ Minh Hoàng của Ava Dental, viêm nhiễm tủy răng có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm, cụ thể:

“Người bệnh có thể phải đối diện với áp xe răng, viêm nhiễm và thậm chí mất răng vĩnh viễn. Do đó, phương án tối ưu trong tình huống này là điều trị tủy và bọc răng sứ nhằm bảo toàn răng thật một cách tốt nhất”.

Tình trạng răng ê buốt xuất hiện thường xuyên, kéo dài

Tình trạng răng ê buốt thường xuyên là một dấu hiệu điển hình cho thấy tủy đang bị tổn thương. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, bao gồm sâu răng, viêm nha chu hoặc các tác động từ bên ngoài. Nếu không được điều trị kịp thời, tủy răng có thể bị viêm nhiễm, gây đau nhức dữ dội.

Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên dành thời gian thăm khám để được tư vấn bởi bác sĩ. Dựa trên kết quả khám, bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp điều trị, bao gồm lấy tủy và bọc răng sứ để bảo vệ răng.

Bọc răng sứ phải lấy tủy khi răng hô, lệch nặng 

Trong trường hợp răng bị hô, lệch nặng, việc lấy tủy răng trước khi bọc sứ là điều cần thiết. Lý giải cho trường hợp này, bác sĩ Minh Hoàng của Ava Dental cho biết:

“Với những người răng bị hô hay lệch nặng, độ nghiêng của răng thường khá lớn. Do đó trước khi thực hiện quá trình bọc sứ, các bác sĩ buộc phải mài răng. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là việc mài răng nhiều tồn tại nguy cơ xâm phạm vào tủy răng. Do đó để tránh tình huống này, bác sĩ sẽ tiến hành lấy tủy răng trước khi thực hiện quá trình bọc sứ”.

Chân răng bị mòn nhiều gây lộ tủy răng

Khi chân răng bị mòn nhiều và gây lộ tủy, bác sĩ sẽ đề xuất việc lấy tủy và bọc sứ nhằm bảo tồn răng thật. Nhờ việc làm này, tình trạng lung lay chân răng có thể được hạn chế, để ngăn chặn nguy cơ gãy rụng và mất răng vĩnh viễn.

Những trường hợp nào bọc sứ không lấy tủy? 

Bác sĩ Minh Hoàng của Ava Dental cho biết, không phải mọi trường hợp đều cần thực hiện lấy tủy trước khi bọc răng sứ. Dưới đây là những trường hợp mà không cần thiết lấy tủy:

  • Răng thưa, răng lệch nhẹ: Trong trường hợp răng trên cung hàm chỉ mọc sai lệch nhẹ mà không gặp viêm nhiễm tủy răng, bác sĩ nha khoa có thể mài răng và bọc sứ mà không cần lấy tủy.
  • Răng bị xỉn màu: Răng tự nhiên có thể bị xỉn màu do thiếu chăm sóc đúng cách hoặc không thực hiện lấy cao răng định kỳ. Trong trường hợp này, việc lấy tủy cũng không cần thiết khi bọc răng sứ.

Quyết định có lấy tủy hay không khi bọc răng sứ sẽ được bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám răng kỹ càng. Bác sĩ nha khoa luôn ưu tiên giải pháp bảo toàn mô răng thật và hạn chế lấy tủy răng tối đa.

Quá trình lấy tủy răng đòi hỏi nha sĩ phải có chuyên môn và kinh nghiệm để thực hiện một cách chuẩn xác. Tốc độ và an toàn của quá trình lấy tủy phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ mà bạn lựa chọn.

Lấy tủy khi bọc răng sứ có gây ra ảnh hưởng gì không?

Việc lấy tủy răng nhằm mục đích vét sạch lỗ sâu để loại bỏ vi khuẩn và hạn chế vi khuẩn tái phát. Chỉ sau khi đã lấy tủy và điều trị các bệnh lý bạn đang gặp phải một cách toàn diện, quá trình bọc sứ mới có thể được tiến hành.

Về thắc mắc lấy tủy khi bọc răng sứ có gây ra ảnh hưởng gì không, bác sĩ Minh Hoàng cho biết:

“Lấy tủy răng là một quyết định mà không có bất kỳ người bác sĩ nào mong muốn. Khi răng đã bị lấy tủy, nó sẽ mất nguồn sống và trở nên yếu hơn. Theo thời gian, răng có thể dễ bị tổn thương và lung lay. Vì vậy, để bảo vệ chân răng tốt hơn, bác sĩ thường khuyến khích việc bọc sứ sau khi đã lấy tủy”.

Thực hiện lấy tủy bọc sứ có đau không?

Có thể thấy rằng, lấy tủy răng là một quyết định không ai mong muốn và chỉ được thực hiện trong những trường hợp cần thiết. Đặc biệt, với sự phát triển trong lĩnh vực nha khoa, quá trình này đã trở nên nhẹ nhàng hơn nhiều. Nhiều khách hàng đã lấy tủy răng cho biết rằng quá trình này diễn ra khá nhẹ nhàng, cảm giác đau thậm chí không bằng những cơn đau do sâu răng gây ra.

Tại nha khoa Ava Dental, các bác sĩ luôn tiến hành gây tê cục bộ trước khi lấy tủy, giúp giảm thiểu đau nhức trong quá trình điều trị. Sau đó, bác sĩ cũng sẽ kê đơn thuốc giảm đau, đảm bảo quá trình lấy tủy và bọc sứ không gây đau đớn cho người thực hiện.

Khám phá những lợi ích của bọc răng sau khi lấy tủy

Theo các bác sĩ răng hàm mặt, việc bọc sứ sau khi lấy tủy răng là điều cần thiết. Phương pháp này giúp mang lại những lợi ích như sau:

Bảo vệ tối đa mô răng thật

Răng sau khi lấy tủy sẽ trở nên yếu ớt và dễ dàng lung lay và gãy rụng hơn. Chính vì thế, việc bọc mão sứ bên ngoài được xem như “chiếc áo giáp” góp phần bảo vệ cho mô răng thật. Phần bảo vệ này sẽ giúp răng ăn nhai hiệu quả, không bị nhạy cảm bởi nhiệt độ của thức ăn.

Đảm bảo yếu tố thẩm mỹ 

Răng sứ là sản phẩm được chế tác từ phôi sứ cao cấp. Do quá trình chế tác có thể đo hình dáng và màu sắc răng dựa trên răng thật còn lại nên răng sẽ đảm bảo về cả công năng và tính thẩm mỹ. Chính vì thế, sau khi phục hình răng sứ sẽ mang đến vẻ đẹp rất tự nhiên, rất khó phân biệt răng thật và răng sứ.

Giải pháp góp phần ngăn ngừa sâu răng hiệu quả

Như đã nói, răng sứ như một “chiếc áo giáp” bảo vệ mô răng thật nên vi khuẩn sẽ không thể xâm nhập. Do vậy chỉ cần bạn làm sạch kỹ phần chân răng gần nướu mỗi ngày sẽ góp phần hạn chế tối đa tình trạng  sâu răng.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên, các bạn đã phần nào hiểu được bọc răng sứ có lấy tủy không. Về cơ bản, điều này vẫn tồn tại song song giữa lợi ích và hạn chế. Hơn hết, bảo vệ răng thật luôn là lời khuyên và mong muốn của tất cả bác sĩ.

Do đó, việc lấy tủy chỉ được chỉ định trong một số trường hợp cần thiết. Để được tư vấn kỹ hơn về việc bọc răng sứ, các bạn hãy liên hệ với Ava Dental – đơn vị chuyên dịch vụ răng sứ thẩm mỹ, niềng răng, cấy ghép trồng răng implant uy tín hàng đầu tại Việt Nam hiện nay.