Chân răng bị đen: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

chan rang bi den 2

Đôi khi, một nụ cười rạng rỡ có thể trở lên tự tin và tạo ấn tượng đầu tiên tuyệt vời với người đối diện. Khi chân răng bị đen, thẩm mỹ của nụ cười có thể bị ảnh hưởng và khiến bạn mất tự tin khi vết đen lan rộng.

Vì vậy, hiểu rõ nguyên nhân và biết cách điều trị hiệu quả là cách giúp bạn phòng tránh tình trạng này.

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng lắng nghe lời khuyên của bác sĩ Phạm Hoàng – chuyên gia khoa răng hàm mặt tốt nghiệp Đại học Y Dược TP HCM. Bạn hãy cùng theo dõi bài viết nhé!

Đen chân răng là bệnh gì?

Chân răng bị đen là tình trạng phần chân răng nằm gần nướu xuất hiện những mảng đen bất thường. Phần viền chân răng có đốm đen li ti hoặc một mảng đen sẫm màu lan rộng đến bề mặt răng. Tình trạng này khiến cho răng miệng mất thẩm mỹ, kéo dài khiến mảng đen lan rộng ra xung quanh.

Bác sĩ Hoàng nói thêm về tình trạng này:

Thực chất bị đen phần chân răng không phải là một bệnh lý răng miệng. Nó là do tình trạng màu sắc của răng thay đổi, biến thành màu đen do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nhiều khi, đen chân răng cũng là một biểu hiện của bệnh lý liên quan đến răng miệng. Đây là một vấn đề thường gặp trong lĩnh vực nha khoa và có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào.”

Triệu chứng chân răng bị đen

Nói về triệu chứng chân răng bị đen, bác sĩ Hoàng chia sẻ:

Triệu chứng đen chân răng tùy vào từng tình huống và nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Nếu đen chân răng do sâu răng, bạn có thể thấy phần răng có đốm đen lan rộng cả mặt trên chứ không phải mỗi phần chân. Ngoài ra, phần lớn nguyên nhân gây nên vấn đề này lại nằm ở thói quen sinh hoạt không tốt của bạn.”

Bác sĩ cũng đưa ra một số triệu chứng phổ biến như sau:

  • Màu sắc thay đổi: Chân răng bị đen có màu sắc khác với màu tự nhiên của răng. Răng có thể trở nên đen, xám, nâu hoặc có màu như vết thâm.
  • Màu sắc của bề mặt răng không đồng đều: Một số vùng trên bề mặt răng có thể có màu sắc đậm hơn so với những vùng khác. Nhất là vùng chân răng hoặc gần chân răng, tạo ra sự không đồng đều màu sắc của răng.
  • Răng nhạy cảm: Trong một số trường hợp, chân răng bị đen có thể là dấu hiệu của men răng bị tổn thương hoặc hư hỏng. Trong trường hợp này, ngoài có màu sắc khác thường chân răng còn nhạy cảm với nhiệt độ hoặc thức ăn.
  • Gây đau nhức: Khi chân răng bị đen do bệnh lý và bệnh trở nên nặng hơn, phần chân răng đen kèm theo đau nhức.

Nguyên nhân làm chân răng bị đen

Chân răng bị đen do hai nguyên nhân chính là bệnh lý và thói quen sinh hoạt không tốt. Ngoài ra khi lớn tuổi, răng có thể chuyển đen vì mất lớp men bảo vệ theo thời gian. Điều này làm cho chân răng trở nên nhạy cảm và dễ bị bám các chất màu trong thực phẩm hàng ngày.

Vì chân răng là nơi khó vệ sinh nên rất dễ bị đổi màu, tích tụ mảng bám khi không được xử lý. Dưới đây là một số nguyên nhân khác khiến cho chân răng bị đen:

  • Tích tụ các chất màu từ thực phẩm và đồ uống: Sử dụng thường xuyên các chất như cà phê, trà, rượu vang, thuốc lá hoặc một số loại thực phẩm có màu sắc đậm có thể làm mất màu tự nhiên của răng. Các chất màu này bám vào men răng và khiến cho răng đổi màu.
  • Sử dụng kháng sinh: Một số loại kháng sinh, đặc biệt là tetracycline, khi sử dụng trong thời kỳ phát triển của răng sẽ làm cho chân răng bị đen.
  • Không làm sạch cao răng lâu ngày: Cao răng ban đầu tích lại sẽ có màu vàng hoặc nâu sẫm. Lâu ngày phần này cứng lại, rất khó vệ sinh và chuyển thành màu đen ở chân răng.
  • Sâu răng: Phần chân răng là phần khó làm sạch khi đánh răng nên dễ hình thành các lỗ sâu răng.

Bác sĩ Hoàng cũng nói thêm:

Ngoài ra, tình trạng đen chân răng một phần cũng do việc bọc răng sai cách. Mọi người thường đến những nha khoa không uy tín, sử dụng các loại sứ kim loại không chất lượng. Vậy nên phần chân răng không được gắn chắc bị oxi hóa trong môi trường axit và biến thành màu đen.”

Điều trị chân răng bị đen

Tẩy trắng răng là một phương pháp phổ biến để làm sáng chân răng bị đen. Qua quá trình này, chất tẩy trắng được sử dụng để loại bỏ các chất màu và làm trắng răng. Tùy thuộc vào tình trạng răng của bạn, nha sĩ sẽ đề xuất phương pháp phù hợp.

Nếu các đốm đen mới xuất hiện, bạn có thể tự làm trắng răng tại nhà nhờ các sản phẩm tẩy trắng răng. Các sản phẩm như baking soda hoặc than hoạt tính có thể giúp làm mờ màu đen bề mặt của răng. Nếu chân răng bị đen là do các vấn đề khác như sâu răng, mất men răng thì nha sĩ sẽ điều trị.

Bác sĩ Hoàng chia sẻ:

Trường hợp chân răng bị đen nặng hoặc hư hỏng nghiêm trọng, chúng tôi sẽ khuyến nghị bọc răng. Bọc sứ giúp cho răng trở nên thẩm mỹ hơn. Chất liệu sứ sẽ ngăn cản các mảng bám của thức ăn, giúp răng chắc khỏe và trắng sáng.

Mối liên quan giữa bệnh chân răng bị đen và quá trình bọc răng sứ

Khi chân răng bị đen và tẩy trắng không hiệu quả, bác sĩ nha khoa sẽ đề xuất bọc răng sứ. Quá trình bọc răng sứ là loại bỏ một phần của bề mặt răng và đặt một lớp mỏng bọc vào răng. Bọc răng sứ có thể tạo ra một bề mặt mới, trắng sáng và tự nhiên hơn, che đi màu sắc ban đầu.

Hướng dẫn liên quan: 

Bọc răng sứ cũng giúp bạn phòng tránh được vấn đề răng miệng và đen chân răng từ sớm. Các loại răng toàn sứ không có mảng bám và không bị oxi hóa từ thức ăn. Vậy nên sứ sẽ không bị đen đi làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ, cùng không có vi khuẩn gây nên các bệnh lý khác.

Bác sĩ Hoàng nói thêm:

Tuy nhiên, khi bọc răng bạn phải chọn được nha khoa uy tín. Nếu nguyên liệu không đảm bảo, bọc sứ lại là một nguyên nhân gây nên tình trạng đen chân răng. Vì các loại sứ kim loại nếu không được gắn kỹ, kim loại bị oxi hóa lâu ngày khiến chân răng dễ bị đen.

Cách phòng ngừa

Bác sĩ Hoàng chia sẻ:

Như tôi đã nói nhiều lần, các bệnh lý răng miệng đều bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt của bạn. Vậy nên, cách phòng ngừa đen chân răng nói riêng và bệnh răng miệng nói chung là tạo thói quen tốt

Dưới đây là một số cách phòng ngừa chân răng bị đen do bác sĩ và các chuyên gia khác khuyến nghị:

  • Ăn một chế độ ăn uống giàu chất xơ, trái cây và rau xanh có lợi cho sức khỏe răng miệng. Tránh tiêu thụ quá nhiều thức ăn và đồ uống chứa đường và các thực phẩm có màu.
  • Đảm bảo bạn đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các vùng khó tiếp cận.
  • Thuốc lá và các chất gây nghiện khác có thể làm răng bị đen. Hạn chế tiêu thụ cà phê, trà, rượu vang và các loại thức uống có màu sắc đậm.
  • Vệ sinh tại nhà không thể thay thế được kiểm tra và vệ sinh răng miệng định kỳ tại nha sĩ. Vậy nên bạn hãy định kỳ đến nha khoa để được thăm khám và phát hiện sớm vấn đề.
  • Lựa chọn nha khoa uy tín để khám chữa bệnh.

Chân răng bị đen gây ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ răng miệng và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Vậy nên, bạn cần phòng ngừa các tác nhân gây bệnh và điều trị sớm để ngăn bệnh trở nặng.

Đặc biệt, nếu bạn đang tìm nha khoa uy tín thì AVA DENTAL chính là sự lựa chọn hàng đầu. Chúng tôi có hệ thống thiết bị tân tiến, hiện đại và đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm, chu đáo. Liên hệ ngay với AVA DENTAL qua số điện thoại 0366.336.051 để đặt lịch khám và được tư vấn bởi các chuyên gia hàng đầu.