Giải đáp chi tiết những thông tin đến răng số 4

răng số 4

Răng số 4 hay còn được gọi là răng tiền hàm hoặc răng cối. Nó đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong hệ thống đánh số răng của con người. Chính vì vậy, có nhiều khách hàng lo lắng về các vấn đề nha khoa thường gặp cũng như cách chăm sóc và vệ sinh răng số 4. Hãy cùng nha khoa AVA Dental tìm hiểu những thông tin này ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Răng số 4 là gì trong hệ thống đánh số răng của con người?

Răng số 4 là một loại răng thuộc nhóm răng cối nhỏ trong hệ thống răng của con người. Người trưởng thành sẽ có tổng cộng 4 chiếc răng số 4, bao gồm 2 răng ở hàm trên và 2 răng ở hàm dưới.

Răng số 4 có hình dáng tương tự giống ngọn giáo, mũi răng nhọn và dài, các mặt xung quanh đều có độ sắc nhất định. Với đặc điểm này, răng số 4 đảm nhận việc cắn, xé và nghiền thức ăn. Cũng như những chiếc răng khác, răng tiền hàm này có cấu tạo gồm: chân răng, cổ răng và thân răng. Cấu trúc răng bên trong bao gồm các bộ phận quan trọng là men răng, ngà răng và tuỷ răng.

Răng số 4 thường xuất hiện ở tuổi bao nhiêu?

Bác sĩ Minh Hoàng cho biết, răng sữa số 4 sẽ mọc khi trẻ lên 2 hoặc 3 tuổi và tồn tại cho đến khi thay răng hàm vĩnh viễn trong độ tuổi 10 – 12. Vậy nên có thể hiểu rằng, trong suốt quá trình hình thành và phát triển của con người thì răng tiền hàm số 4 chỉ thay duy nhất 1 lần.

Khi răng tiền hàm số 4 mọc lên thì sẽ không thay bất kỳ lần nào nữa và tồn tại theo bạn cả đời, ngoại trừ tác động về vật lý hoặc các vấn đề nha khoa khiến nó bị rụng đi.

Bác sĩ Hoàng nói tiếp:

Quá trình thay răng của trẻ có thể sớm hơn hoặc chậm hơn so với mốc thời gian trên từ 6-12 tháng. Điều này phụ thuộc vào cơ địa của từng người nên sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ. Thay vào đó, bạn nên chăm sóc răng miệng đúng cách để có một hàm răng khỏe mạnh, hạn chế được các vấn đề nha khoa”.

Có những vấn đề nha khoa thường gặp liên quan đến răng số 4?

Các bệnh lý về răng miệng thường gây khó chịu cho bệnh nhân và khiến họ mất sự tư tin trong giao tiếp hàng ngày. Chính vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về về những vấn đề nha khoa thường gặp liên quan tới răng số 4, để từ đó biết cách phòng tránh và khắc phục kịp thời.

  • Sâu răng: Nguyên nhân dẫn tới bệnh lý này là do các mảng bám trên răng kết hợp với đường và tinh bột, tạo thành các axit tấn công men răng. Cách tốt nhất để ngăn ngừa sâu răng là đánh răng 2 lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa sau khi ăn và thực hiện khám răng định kỳ.
  • Viêm nha chu: Đây là tình trạng nhiễm trùng vùng nướu răng xung quanh răng số 4. Viêm nha chu cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất răng ở người trưởng thành. 
  • Mẻ răng: Răng số 4 bị mẻ nằm trong danh sách chấn thương và dễ gặp nhất ở người Việt Nam. Bệnh nhân có thể dễ dàng gặp phải tình trạng này chỉ vì những hành động khá đơn giản như: ăn mía, nhai kẹo hoặc gặm xương… Bạn có thể khôi phục lại hình dáng của răng bằng cách trám hoặc bọc răng sứ.
  • Nứt răng: Răng bị nứt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuỳ thuộc vào tình trạng răng miệng mà bác sĩ điều trị sẽ đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều được khuyến nghị làm mão răng để tránh tình trạng vết nứt lan sâu và rộng hơn.

Bác sĩ Hoàng bổ sung:

Nếu răng số 4 của bạn đang gặp phải một trong những vấn đề trên, hãy đặt lịch hẹn khám tại nha khoa AVA Dental trong thời gian sớm nhất. Sức khỏe răng miệng luôn song hành với sức khoẻ chung của toàn bộ cơ thể. Đã có rất nhiều bài nghiên cứu chỉ ra rằng, chăm sóc răng miệng tốt sẽ giúp bạn phòng tránh nhiều bệnh lý nghiêm trọng như ung thư và các bệnh về tim mạch khác”.

Cách chăm sóc và vệ sinh răng số 4 như thế nào?

Dưới đây là các biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng chuẩn khoa học, giúp răng số 4 hạn chế mắc phải các vấn đề nha khoa và đem lại nụ cười tự tin khi giao tiếp.

  • Đánh răng đúng cách: Đánh răng thường xuyên thôi là chưa đủ, mà bạn cần đánh răng đúng khoa học để loại bỏ hoàn toàn những mảng bám tích tụ trên bề mặt răng, từ đó ngăn ngừa sâu răng và viêm lợi.
  • Sử dụng kem đánh răng chứa Fluoride: Đây là dưỡng chất có khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh sâu răng, đồng thời cung cấp lớp bảo vệ răng, giúp răng bền vững và giảm sâu răng.
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Một chế độ dinh dưỡng cân bằng là bao gồm các thực phẩm tươi như: trái cây, rau củ, các loại hạt và sản phẩm từ sữa.
  • Khám nha khoa định kỳ: Bạn nên thực hiện thăm khám định kỳ 2 lần/năm để phát hiện sớm các nguy cơ gây bệnh và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Có nên bọc răng số 4 không và chi phí như thế nào?

Nhìn chung, bọc răng số 4 được ghi nhận với nhiều ưu điểm nổi bật như: tính thẩm mỹ cao, lộ trình điều trị nhanh chóng, độ an toàn cao và chi phí vừa phải.

Giá bọc sứ răng số 4 thường dao động từ 3-8 triệu đồng, tuỳ thuộc vào chất liệu sứ và cơ sở nha khoa thực hiện. So với các phương pháp thẩm mỹ răng khác, chi phí bọc răng sứ được xem là hợp lý và phù hợp với đại đa số khách hàng.

AVA Dental luôn tự hào là bệnh viện nha khoa thẩm mỹ uy tín bậc nhất tại Việt Nam với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, quy trình bọc sứ chuẩn và luôn áp dụng công nghệ tiên tiến nhất. Nếu bạn đang có dự định bọc sứ răng số 4, hãy đến với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và đưa ra lộ trình điều trị phù hợp.

Răng số 4 có vai trò gì trong quá trình nhai và hàm răng?

Trong từng bộ răng, răng số 4 sẽ có những vai trò khác nhau. Cụ thể là:

  • Răng số 4 trong bộ răng sữa: Có chức năng nhai, nghiền nát thức ăn, hỗ trợ tốt cho quá trình phát âm và cải thiện tính thẩm mỹ.
  • Răng số 4 trong bộ răng hàm: Chức năng chính của chiếc răng này là xé thức ăn và cải thiện khuôn miệng, giúp cho quá trình giao tiếp được rõ chữ.

Răng số 4 có những đặc điểm cụ thể so với các răng khác?

Sau khi thay răng hàm số 4, bảo tồn răng là biện pháp được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. Cụ thể là:

  • Răng bị nhiễm trùng hoặc sâu nặng.
  • Hàm răng mọc chen chúc và đè lên nhau.
  • Tác động vật lý làm răng bị gãy, tổn thương hoặc làm hở tuỷ.

Theo đó, một số phương pháp phục hồi hình răng số 4 được khuyến nghị là: hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ hoặc trồng răng Implant.

Hy vọng rằng, bài viết trên của nha khoa AVA Dental đã giải đáp được những thông tin cơ bản nhất về răng số 4. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy lên hệ với chúng tôi để được giải đáp hoàn toàn miễn phí.