Tình trạng hở chân răng có thể khiến nhiều người tự ti, ngại giao tiếp. Thậm chí, việc hở chân răng còn ảnh hưởng đến nhu cầu bọc răng sứ thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa hở chân răng như thế nào? Hãy cùng AVA Dental và bác sĩ Phạm Minh Hoàng giải đáp ngay sau đây.
Hở chân răng là bệnh gì
Hở chân răng là một bệnh lý về nướu, nó khiến các mô lợi xung quanh răng bị mòn dần đi, hạ thấp xuống đến phần liên kết giữa lợi và chân răng. Khi lợi bị tụt xuống thì chân răng nhìn có cảm giác dài ra, to hơn, tuy nhiên thực tế đó là do lợi đang bị khuyết thiếu, yếu đi.
Hậu quả của tình trạng chân răng bị hở là bạn có cảm giác răng bị ê buốt, nhất là khi ăn các món cay nóng. Nguyên nhân là do chân răng nhạy cảm, không được lợi bảo vệ nên dễ phản ứng với các tác động về nhiệt.
Bên cạnh đó, thức ăn rất dễ bị giắt lại kẽ chân răng. Lâu dần, những bệnh lý về răng khác sẽ xuất hiện như sâu răng, viêm nướu,… Về lâu dài, cổ răng và chân răng không được bảo vệ, răng sẽ bị lung lay và rụng dần đi.
Theo nhận xét từ bác sĩ Phạm Minh Hoàng:
“Tình trạng hở chân răng thường khiến nhiều người chủ quan do tác hại của nó không đến tức thì. Chỉ khi răng ê buốt lâu, khó chịu, sâu răng nặng hay thậm chí là mất răng thì người bệnh mới bắt đầu tìm đến cơ sở nha khoa. Khi đó, việc chữa trị thực sự rất phức tạp, khó khăn hơn nhiều“.
Triệu chứng hở chân răng
Dấu hiệu nhận biết hở chân răng răng rất dễ thấy, bao gồm chảy máu chân răng, nhiều thức ăn bám vào, răng dài hơn bình thường và lực nhai giảm. Dấu hiệu cụ thể như sau:
- Chân răng dễ bị chảy máu: Khi chân răng bị hở, phần bị hở đó rất nhạy cảm, khi có lực nhẹ tác động như đánh răng, dùng tăm nước hay thậm chí chỉ ăn uống thôi thì chân răng cũng đã dễ chảy máu.
- Nhiều thức ăn bị mắc lại ở kẽ: Chân răng bị tụt nên tạo nhiều khoảng hở hơn do lớp nướu ít đi, tụt dần xuống dưới. Vì vậy mà các khoảng hở này dễ bị mắc thức ăn, chúng tạo nên các ổ vi khuẩn, khó vệ sinh. Thậm chí là tạo các ổ viêm, đau nhức và mưng mủ.
- Trông răng dài hơn bình thường: Lợi tụt dần xuống dưới khiến răng nhìn dài hơn nhưng thực tế là răng đang bị yếu đi, nướu răng dần tiêu biến.
- Lực nhai răng giảm mạnh: Hầu hết tình trạng hở chân răng đều khiến răng yếu đi, việc nhai cắn tạo cảm giác đau, khó chịu nên lực nhai cũng giảm.”
Bác sĩ còn cho biết thêm:
“Tình trạng chân răng hở tùy theo từng mức độ mà triệu chứng có thể khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung ở bất kỳ giai đoạn nào, việc lợi tụt dần xuống dưới, chân răng lộ nhiều hơn luôn xảy ra. Hai dấu hiệu này được coi là điển hình nhất của bệnh hở chân răng“.
Nguyên nhân làm hở chân răng
Nguyên nhân của hở chân răng sẽ phụ thuộc hai yếu tố, bao gồm yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài:
Yếu tố bên trong:
- Di truyền: Cấu trúc hàm của một số người có thể bị lệch, hô, móm… Những tình trạng này có thể khiến lợi bị tụt làm hở chân răng. Bên cạnh đó, cũng có những người vốn cấu trúc chân răng bị hở ngay từ nhỏ. Dù vậy, tình trạng chân răng bị hở do di truyền vẫn có thể cải thiện được.
- Thay đổi nội tiết: Ở một số giai đoạn của người phụ nữ như dậy thì, mang thai hoặc mãn kinh, nội tiết tố có thể khiến lợi bị tụt làm chân răng hở.
Yếu tố bên ngoài:
- Thói quen vệ sinh răng miệng không đúng trong sinh hoạt: Việc vệ sinh không đúng cách như đánh răng quá mạnh, ít đánh răng, dùng chỉ nha khoa hay tăm nước không đúng làm tổn thương nướu.
- Mắc một số bệnh về răng miệng: Khi vệ sinh răng không sạch, không đúng, một số bệnh về răng miệng hình thành có thể là nguyên nhân gây hở chân răng. Điển hình nhất có thể kể đến như tình trạng tụt lợi do cao răng đóng dày, nướu bị viêm, vi khuẩn sinh sôi nhiều…
Theo bác sĩ nha khoa Phạm Minh Hoàng:
“Hở chân răng chủ yếu là do việc vệ sinh răng miệng không đúng. Về lâu dài, răng miệng nhiều vi khuẩn, chúng bám và sinh sôi. Ngoài ra, sự kết hợp giữa nước bọt, thức ăn, vi khuẩn và acid tạo nên cao răng cứng, bám vào chân răng. Chúng khiến nướu bị tụt, chân răng hở dần“.
Điều trị hở chân răng
Theo gợi ý từ bác sĩ Phạm Minh Hoàng, tùy theo từng giai đoạn của hở chân răng mà bệnh nhân được chỉ định phương pháp điều trị cụ thể. Có hai giai đoạn chân răng bị hở, bao gồm giai đoạn nhẹ và giai đoạn nặng:
Ở giai đoạn nhẹ:
Thông thường, bệnh nhân dùng các phương pháp cải thiện tại nhà như:
- Khi tình trạng hở chân răng chỉ mới bắt đầu: Vệ sinh răng miệng đúng cách theo chỉ định riêng của bác sĩ để hạn chế nướu bị tổn thương. Kem đánh răng phải là chứa chất chống tê buốt, bàn chải đánh răng phải mềm, ít gây khó chịu cho nướu.
- Khi tình trạng hở chân răng giai đoạn giao thoa giữa nhẹ và nặng: Bác sĩ có thể cho bệnh nhân kết hợp dùng thuốc cùng vệ sinh miệng đúng cách với dung dịch chứa các chất như: potassium nitrate, chlorhexidine,…”
Một số bệnh nhân có cao răng dày ở chân răng sẽ được chỉ định cạo đi lớp cao răng này. Có như vậy, việc vệ sinh răng miệng mới thuận lợi, nướu răng mới phục hồi được.
Ở giai đoạn nặng
Nếu bệnh nhân bị viêm nha chu, bác sĩ có thể thực hiện loại bỏ túi nha giả, nạo túi nha. Sau đó khâu mô lợi. Thậm chí là nướu cần được ghép mô lợi nếu cần. Ở trường hợp nặng nhất, một số bệnh nhân phải ghép xương nếu mô xương bị hủy.
Mối liên quan giữa bệnh hở chân răng và quá trình bọc răng sứ
Theo bác sĩ Hoàng:
“Trước khi bọc răng sứ, dù là bất kỳ dạng bọc răng nào, như răng sứ Orodent, Titan hay răng sứ Zirconia… Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng trước khi quyết định bọc. Nếu răng đang bị hở chân răng thì cần điều trị dứt điểm ngay thì mới có thể tiếp tục bọc răng sứ”.
Bên cạnh đó, ở một số bác sĩ tay nghề còn non nớt, việc bọc răng sứ không đúng thao tác kỹ thuật có thể gây hiện tượng hở chân răng gây mất thẩm mỹ. Hiện tượng này xảy ra khi răng mài không đúng cách hoặc bọc răng sứ không kỹ càng.
Nhiều người lầm tưởng bọc răng sứ sẽ khiến chân răng hở. Nhưng thực tế không phải vậy, chỉ khi tay nghề bác sĩ kém, cơ sở thẩm mỹ nha khoa không đúng quy chuẩn thì hiện tượng này mới xảy ra. Do đó, việc tìm một cơ sở làm răng sứ rất quan trọng.
Cách phòng ngừa
Phòng hở chân răng rất đơn giản, chỉ cần bạn vệ sinh răng miệng đúng, an toàn là đủ. Quá trình vệ sinh răng miệng tốt nhất đáp ứng các yêu cầu sau:
- Vệ sinh răng đúng cách: Dùng bàn chải mềm, mỏng, dùng nước súc miệng, chỉ nha khoa, tăm nước. Đánh răng 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối.
- Loại bỏ cao răng 2 lần/ năm.
- Không ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều thịt hoặc đồ dầu mỡ.
- Tránh hút thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử.
- Nếu có bất kỳ vấn đề nào về răng miệng, cần thăm khám ngay thay vì tự điều trị tại nhà.
Tình trạng hở chân răng có thể khiến không ít người tự ti khi giao tiếp. Tuy nhiên, chỉ cần biết cách chăm sóc răng miệng, việc cải thiện vấn đề này hoàn toàn có thể. Nếu bạn đang gặp vấn đề về răng tương tự, hãy liên hệ với AVA Dental để được hỗ trợ ngay thông qua hotline 0366.336.051.