Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đen chân răng

20200406 160627 692112 chan rang bi den ng.max 1800x1800 1

Đen chân răng là dấu hiệu gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và mất thẩm mỹ khiến bạn không tự tin trong giao tiếp, công việc hàng ngày. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần nắm rõ nguyên nhân gây đen chân răng và có biện pháp điều trị triệt để. Dưới đây là những chia sẻ chi tiết về vấn đề đen chân răng có sự tư vấn của bác sĩ nha khoa Minh Hoàng tại AVA Dental, mời bạn đọc cùng tham khảo.

Đen chân răng là bệnh gì

Chân răng bị đen là một hiện tượng thường gặp ở nhiều người. Tình trạng đen chân răng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về răng miệng như sau:

  • Viêm nha chu: Đây là bệnh viêm nhiễm ở nướu và các mô xung quanh răng, do vi khuẩn trong cao răng và mảng bám gây ra. Viêm nha chu có thể làm cho nướu sưng đỏ, chảy máu, và tụt lùi, khiến cho chân răng bị lộ ra và có màu đen.
  • Sâu răng: Đây là bệnh phá hủy men và ngà răng, do vi khuẩn trong miệng tiết ra axit gây ra. Sâu răng có thể làm cho răng bị hư hỏng, xuất hiện các lỗ sâu màu đen.
  • Nhiễm màu: Đây là hiện tượng răng bị ố màu do các yếu tố bên ngoài như hút thuốc lá, uống cà phê, trà, nước cốt dừa… Những chất này có thể làm cho răng bị nhuộm màu sậm, đặc biệt là ở chân răng.
  • Phục hình thẩm mỹ bằng răng sứ kim loại: Răng sứ kim loại là loại răng bên trong làm bằng chất liệu kim loại với một lớp bọc sứ bên ngoài. Sau một thời gian sử dụng, phần kim loại bị oxy hóa, kết hợp với mảng bám tạo thành các đường viền đen thiếu thẩm mỹ ở phần răng sát lợi.

Bác sĩ Minh Hoàng chia sẻ: “Triệu chứng đen chân răng có thể gặp phải khi bạn sử dụng răng sứ kim loại một thời gian hoặc do quá trình vệ sinh răng miệng không đúng cách. Khi xuất hiện những mảng đen trên chân răng, cách tốt nhất là bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lâu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Triệu chứng chân răng bị đen

Chân răng bị đen là tình trạng phần chân răng tiếp xúc với nướu của răng bị sậm màu do nhiều nguyên nhân, Triệu chứng đen chân răng có thể là dấu hiệu hoàn toàn bình thường xảy ra do bạn ăn liên tục các loại thực phẩm, đồ uống sậm màu như cà phê, socola, chè… hoặc khi bạn hút thuốc lá.

Mảng bám trên răng hay còn gọi là cao răng lâu ngày không được vệ sinh đúng cách sẽ bám cứng lên chân răng và dần chuyển thành màu đen. Việc chân răng bị đen ngoài ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ răng miệng.

Nguyên nhân làm chân răng bị đen

Đen chân răng là dấu hiệu thường sẽ xảy ra do những nguyên nhân sau:

  • Do thường xuyên ăn hay uống những thực phẩm có màu và không súc miệng, xử lý ngay sau khi ăn uống dẫn đến mảng bám màu lâu dần biến thành màu đen tại chân răng.
  • Mảng bám và cao răng tích tụ trên bề mặt răng, kẽ chân răng do không lấy cao răng định kỳ và không vệ sinh răng miệng đúng cách.
  • Răng bị sâu phần chân răng hoặc men răng yếu.
  • Do phục hồi răng sứ bằng kim loại thay vì sử dụng răng toàn sứ.

Bác sĩ Minh Hoàng cho biết thêm:

Việc chân răng bị đen chủ yếu đến từ nguyên nhân chăm sóc răng miệng không đảm bảo. Nhiều người không có thói quen lấy cao răng định kỳ lâu ngày khiến cao răng bám chắc vào chân răng dẫn đến tình trạng đen chân răng, tụt nướu, viêm nướu nghiêm trọng“.

Điều trị chân răng bị đen

Đen chân răng nhìn chung dù do nguyên nhân gì cũng nên có biện pháp khắc phục sớm tránh để lại những hậu quả về lâu về dài. Các phương pháp điều trị chân răng bị đen không quá khó, bác sĩ nha khoa sẽ có giải pháp phù hợp tuỳ theo nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cụ thể như sau:

  • Nguyên nhân do mảng bám, cao răng: Bạn sẽ được chỉ định đi lấy cao răng để loại bỏ hết mảng bám ở các mặt của răng. Sau đó, bác sĩ sẽ đánh bóng và làm sạch răng để mặt răng nhẵn nhụi, hạn chế cao răng hình thành.
  • Nguyên nhân do sâu răng: Nếu nguyên nhân chân răng đen do bị sâu các bác sĩ sẽ khuyến khích bạn nên đi hàn lại răng. Sau khi lấy hết tổ chức sâu cũng như ngà bệnh ở điểm răng sâu, bác sĩ sẽ sử dụng chất liệu hàn thẩm mỹ để tạo hình lại răng cho bạn.
  • Nguyên nhân do chụp răng kim loại: Cách tốt nhất để xử lý tình trạng này là bạn nên thay răng chụp khác. Để hạn chế tình trạng chân răng đen, bạn nên chọn vật liệu răng toàn sứ thay vì răng kim loại.

Mối liên quan giữa bệnh chân răng bị đen và quá trình bọc răng sứ

Một nguyên nhân phổ biến khiến chân răng bị đen là do bọc răng sứ kim loại. Đây là loại răng sứ có phần lõi bên trong là hợp kim và bên ngoài bọc bằng một lớp sứ trắng. Sau một thời gian dùng răng sứ kim loại chân răng thường có dấu hiệu bị đen.

Một nguyên nhân khác khiến chân răng bị đen là do kỹ thuật và tay nghề của người thực hiện không đảm bảo. Nếu vị trí tiếp giáp giữa chân răng sứ và nướu bị hở, không khít sát, thức ăn sẽ lắng đọng lại gây hôi miệng, nướu bị viêm, thâm đen. Hoặc cũng có thể do trong quá trình bọc răng sứ, mão sứ bị cong, cộm, hở… dẫn đến tình trạng chân răng đen.

Bác sĩ Minh Hoàng chia sẻ về vấn đề này:

Thay mão răng sứ kim loại bằng răng toàn sứ là cách tốt nhất để tránh tình trạng này. Răng toàn sứ được tạo nên từ một khối sứ đồng nhất từ trong ra ngoài, không trộn lẫn với các kim loại khác, không gây ra hiện tượng oxy hóa nên gần như không có khả năng khiến chân răng bị đen. Ngoài ra, bạn cần chú ý chọn nha khoa uy tín và có kinh nghiệm để được tư vấn và thực hiện quá trình bọc răng sứ an toàn và hiệu quả nhất“.

Cách phòng ngừa chân răng bị đen

Để phòng ngừa tình trạng chân răng bị đen, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên: Chú ý nên đánh răng ít nhất hai lần một ngày, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và nướu.
  • Đi lấy cao răng định kỳ tại nha khoa: Việc lấy cao răng sẽ giúp loại bỏ hết cao răng, mảng bám ở cả trên và dưới lợi trên tất cả các mặt của răng..
  • Đi hàn răng sâu càng sớm càng tốt: Tránh vi khuẩn xâm nhập gây ảnh hưởng đến men răng, tạo mảng bám đen trên răng.
  • Hạn chế hút thuốc lá hoặc tiêu thụ các thực phẩm có màu sậm như trà, cà phê: Bạn có thể dùng nước chanh hoặc baking soda để làm trắng răng tự nhiên.
  • Thay mão răng sứ: Thay mão sứ kim loại bằng răng toàn sứ để đảm bảo chất lượng vật liệu nha khoa.
  • Khám răng định kỳ: Bạn nên khám định kì để phát hiện sớm các dấu hiệu chân răng bị đen.

Bài viết trên là những chia sẻ về tình trạng đen chân răng, triệu chứng, nguyên nhân và cách khắc phục. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích từ bác sĩ Minh Hoàng, bạn sẽ hiểu hơn về triệu chứng chân răng bị đen và có cách khắc phục triệt để.