Niềng răng mắc cài kim loại – Khi nào nên niềng răng

55ea4985e92a3d74643b 1

Phương pháp niềng răng mắc cài kim loại mặc dù không còn mới mẻ trong thẩm mỹ răng miệng nhưng vẫn được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, trước khi bạn quyết định sử dụng phương pháp niềng răng này, dưới đây là một số điều về niềng răng mắc cài kim loại từ AVA Dental mà bạn cần tìm hiểu, hãy theo dõi ngay nhé!

Niềng răng mắc cài kim loại là gì?

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp niềng răng cố định, sử dụng cách chỉnh nha truyền thống với vật liệu chính là niken, titanium (hợp kim không gỉ). Các mắc cài kim loại này được liên kết với nhau bởi dây cung định hình dùng chuyên trong nha khoa.

Nhờ vào lực kéo của các mắc cài, các răng nhô, thụt sẽ được đưa trở về vị trí ban đầu theo chỉ định của bác sĩ nha khoa. Kết quả là hàm răng của bạn được cân đối, gương mặt hài hòa hơn.

Các dạng niềng răng mắc cài kim loại phổ biến tại Việt Nam

Hiện nay, các cơ sở nha khoa tại Việt Nam đang áp dụng 3 loại mắc cài kim loại dùng trong niềng răng, bao gồm:

Phương pháp mắc cài truyền thống 

Phương pháp niềng răng mắc cài kim loại truyền thống thường sử dụng dây cung, mắc cài và thun buộc để tạo lực kéo trên các răng bị xô lệch. Nhờ vào lực kéo của dây thun mà các răng nằm sai vị trí được đưa trở về nơi mong muốn. Nếu hàm răng xô lệch ở mức phức tạp, bác sĩ nha khoa có thể chỉ định bắn vít để đẩy nhanh tốc độ chỉnh vị trí răng.

Phương pháp mắc cài mặt trong (mặt lưỡi)

Cách niềng răng mắc cài kim loại mặt trong tương tự như cách niềng truyền thống. Tuy nhiên, nó sẽ có chút khác biệt nhỏ, quá trình niềng được thực hiện ở mặt trong hàm răng thay vì mặt ngoài.

Cách đặt mắc cài này đảm bảo tính thẩm mỹ hơn do người ngoài không thấy được phần răng đang niềng. Tuy nhiên, nó lại khá khó khăn khi vệ sinh. Nếu không biết cách chăm sóc răng miệng, các mảng bám dễ bám vào thành răng hoặc mắc cài và gây sâu, hôi miệng.

Phương pháp mắc cài tự buộc

Phương pháp mắc cài kim loại tự buộc thay vì sử dụng dây chun, thì mắc cài dùng khóa tự động. Loại khóa này giúp cố định dây cung chắc chắn hơn, vì vậy mà dây khó bị tụt do ăn uống hay tạo cảm giác vướng víu cho người đeo.

Ưu nhược điểm của niềng răng mắc cài

Trước khi bạn quyết định có nên sử dụng niềng răng mắc cài từ kim loại hay không, hãy tìm hiểu về ưu nhược điểm của phương pháp này như:

Ưu điểm

  • Đảm bảo hiệu quả niềng răng: Các khí cụ như dây cung, nút cài… Khó gãy và có thể tạo lực siết vừa đủ để hiệu chỉnh nha. Nhờ thế mà răng về được vị trí ban đầu mà không bị yếu chân răng.
  • Thời gian niềng không quá lâu: Thời gian niềng răng mắc cài kim loại có thể tùy thuộc vào cơ địa nhưng thường chỉ kéo dài từ vài tháng cho đến dưới 3 năm.
  • Chi phí hợp lý: Niềng răng mắc cài đã xuất hiện từ lâu nên chi phí thường thấp hơn các phương pháp chỉnh nha khác. Hầu hết chi phí cho một ca niềng chỉ giao động khoảng 15 – 100 triệu tùy trường hợp. Bên cạnh đó, tại Việt Nam, hầu hết dịch vụ niềng răng đều cho trả góp, vì vậy mà bạn có thể không cần phải chuẩn bị nhiều tiền một lúc.

Nhược điểm

  • Kém thẩm mỹ: Niềng răng mắc cài mặt trước thường gây mất tự tin cho người đeo khi giao tiếp, cười nói. Tuy nhiên, bạn có thể thử phương pháp niềng trong để thẩm mỹ hơn.
  • Gặp một số vấn đề về nha chu: Mắc cài khiến thức ăn dễ vướng, kẹt vào khí cụ và gây hôi miệng, mất vệ sinh, khó khăn khi chăm sóc răng. Do đó, các bác sĩ thường chỉ định người niềng dùng thêm tăm nước, nước súc miệng riêng.
  • Cảm giác khó chịu: Thời gian đầu, niềng răng mắc cài kim loại có thể khiến bạn cảm thấy có chút vướng. Nhưng lâu dần, bạn sẽ quen với cảm giác có mắc cài ở trong miệng.
  • Dễ bị nhiệt miệng do mắc cài mắc vào nướu: Thời gian đầu khi niềng, không ít người bị tổn thương niêm mạc lưỡi, má do mắc cài mắc vào. Bạn có thể cải thiện vấn đề này bằng cách ăn những món mềm, lỏng, dễ nhai.

Khi nào nên niềng răng mắc cài bằng kim loại?

Niềng răng không chỉ khắc phục chức năng nhai, thẩm mỹ mà đôi khi còn giúp bạn bớt bị đau đầu do răng nằm lệch, chèn ép dây thần kinh. Nhìn chung, niềng răng mắc cài kim loại phù hợp với hầu hết trường hợp răng có khuyết điểm như: răng hô, móm, lệch, thưa, khấp khểnh…

Trường hợp răng bị hô

Nếu răng hô nhẹ, sức khỏe có thể không ảnh hưởng nhiều. Ngược lại, nếu răng hô nhiều hơn mức bình thường, có thể khiến miệng không thể khép lại, gây tự ti, khó khăn trong phát âm lẫn giao tiếp.

Răng hô thời gian dài còn khiến các mảng bám không thể được loại bỏ. Do đó, các vấn đề nha chu như cao răng bám nhiều, tụt lợi có thể xảy ra.

Trường hợp răng bị móm

Răng móm là tình trạng khớp cắn ở dưới đưa ra trước hoặc cung răng hàm trên đưa vào trong. Khi khép miệng, cung răng hàm dưới phủ lên hàm trên, tạo khuôn mặt lưỡi cày.

Nếu móm nhẹ, sức khỏe và thẩm mỹ có thể không ảnh hưởng nhiều. Nhưng nếu hàm bị móm nặng, răng miệng khá khó vệ sinh, phát âm gặp khó khăn, thậm chí bạn còn có thể bị đau đầu do răng nằm lệch, chèn ép dây thần kinh.

Trường hợp răng khấp khểnh

Răng khấp khểnh là răng mọc không đúng hàng lối, chúng chen chúc nhau trông khá lộn xộn.  Tình trạng răng này khiến việc vệ sinh răng gặp vấn đề, khó vệ sinh các khe, kẽ. Bên cạnh đó, nhiều người tự tin khi giao tiếp người ngoài với hàm răng không mấy thẳng hàng.

Trường hợp răng bị thưa

Răng bị thưa cần niềng răng mắc cài kim loại do khoảng cách các răng xa nhau. Nguyên nhân tình trạng này có thể do mất răng, bẩm sinh. Hậu quả khi răng thưa là vụn thức ăn dễ bám vào kẽ răng, các răng mọc xung quanh xô lệch, tụt xuống vùng “trống”. Lâu dần, răng thưa có thể khiến kết cấu toàn bộ hàm răng bị yếu đi.

Những lưu ý về niềng răng dành cho người mới bắt đầu

Đối với người mới bắt đầu tìm hiểu về niềng răng mắc cài kim loại, dưới đây là một số vấn đề mà bạn cần lưu ý:

  • Cần tham khảo tư vấn từ bác sĩ nha khoa để cải thiện sức khỏe răng miệng: Như bạn có đang mắc bệnh lý răng nào không? Có cần nhổ răng nào không? Có bị máu khó đông, tiểu đường không?
  • Chỉ khi bạn đã được tư vấn chắc chắn mình không gặp vấn đề sức khỏe nào ảnh hưởng đến việc niềng răng thì lúc đó mới có thể lên kế hoạch niềng phù hợp.
  • Trong quá trình niềng răng, hãy giữ gìn vệ sinh răng miệng thật sạch: Cách tốt nhất là bạn nên dùng tăm nước thay cho tăm xỉa thường ngày, chúng sẽ loại bỏ mảng bám hiệu quả hơn.
  • Không nên ăn các món ăn cứng như các món cần phải gặm, cắn: Dùng lực nhiều khi nhai cắn sẽ dễ khiến mắc cài bị bung hoặc men răng bị tổn thương.
  • Sau khi niềng, bạn cần phải đeo hàm duy trì và theo dõi tình trạng răng trong thời gian dài để kiểm tra hiệu quả niềng.

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp niềng truyền thống nhưng vẫn còn hiệu quả cao và giá cả phải chăng. Nếu bạn đang có nhu cầu niềng răng, hãy liên hệ ngay với AVA Dental để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời nhé!