Răng số 7 là gì? Có nên bọc răng số 7 không và chi phí như thế nào?

Răng số 7 bị mất phải làm sao

Răng số 7 là một phần quan trọng trong hệ thống răng của con người. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi rằng răng số 7 là gì và tại sao lại nhận được sự quan tâm đặc biệt?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về răng số 7 và xem xét xem liệu việc bọc răng có cần thiết hay không.

AVA DENTAL sẽ cùng các bạn giải đáp thắc mắc cùng bác sĩ Phạm Minh Hoàng – Bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt tốt nghiệp trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Bạn cùng theo dõi nhé!

Răng số 7 là gì trong hệ thống đánh số răng của con người?

Răng số 7 là một trong những chiếc răng cuối cùng trong miệng, chỉ đứng trước răng khôn. Với kích thước lớn và cấu tạo phức tạp, răng số 7 có vai trò quan trọng với quá trình nhai và nghiền thức ăn. Nó còn giúp định hình vị trí các răng phía trước và giúp duy trì cấu trúc hàm.

Mặt rãnh của răng số 7 nằm phía trên, hàm trên có 3 chân răng và hàm dưới có 2 chân răng. Đặc biệt, mỗi răng đều có 3 ống tủy, điều này càng làm cho cấu trúc của răng số 7 trở nên phức tạp. So với các răng hàm còn lại, kích thước và diện tích bề mặt của chiếc răng này cũng rộng hơn.

Bác sĩ Hoàng chia sẻ:

“Vì nằm ở trong cùng và kích thước lớn nên lực khi nghiền thức ăn đều tập trung ở răng số 7. Răng số 7 có 4 chiếc, ở cả hàm trên và hàm dưới. Có thể nói ngoài răng khôn, đây là chiếc răng có nhiều vấn đề nhất vì bình thường, chúng ta dành rất ít sự quan tâm cho nó”.

Răng số 7 thường xuất hiện ở tuổi bao nhiêu?

Răng số 7 thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành, thường là trong khoảng từ 17 đến 21 tuổi. Khi tuổi vị thành niên đến, các răng cửa cuối cùng trong hàm răng của con người bắt đầu phát triển. Tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp răng gặp vấn đề, không thể mọc bình thường và phải can thiệp nha khoa.

Theo bác sĩ Hoàng:

Như tôi đã nói, răng số 7 nằm ở vị trí cuối cùng nên nó là chiếc răng mọc cuối trong hàm. Khi nó xuất hiện thường là khoảng 15 tuổi, độ tuổi để phát triển hoàn toàn là từ 17 tuổi trở lên.

Một số người do cơ địa nên răng sẽ mọc chậm hơn, có thể đến 20 tuổi mới bắt đầu mọc. Tuy nhiên đây không phải là vấn đề lớn, bạn cũng có thể đến nha khoa để xin lời khuyên của bác sĩ”.

Có những vấn đề nha khoa thường gặp liên quan đến răng số 7?

Bác sĩ Hoàng nói thêm:

“Đầu tiên là do cấu tạo phức tạp nên răng số 7 rất khó phục hồi. Cũng không như răng cửa, răng số 7 chỉ mọc 1 lần và nếu bị tổn thương, gần như bệnh nhân phải thay răng mới bằng biện pháp nha khoa. Ngoài ra, vì nằm ở sâu nên trong quá trình vệ sinh rất khó để làm sạch, nó cũng gặp nhiều bệnh lý răng miệng khác”.

Ngoài ra, bác sĩ cũng liệt kê các vấn đề thường gặp của răng số 7:

  • Sâu răng: Vị trí khó tiếp cận và là nơi dễ bị mắc sâu răng nhất. Nguyên nhân là vị trí bên trong rất khó làm sạch, khi sâu răng cũng khó phát hiện khi bệnh còn sớm.
  • Viêm nhiễm nướu: Viêm nhiễm nướu có thể gây ra sưng đau, chảy máu và tổn thương cho mô nướu xung quanh. Nếu không được điều trị, viêm nhiễm nướu có thể tiến triển thành bệnh nướu và mất răng.
  • Viêm tủy: Vì có đến 3 ống tủy, răng số 7 dễ bị nhiễm trùng trong ống tuỷ. Viêm tủy có thể gây ra đau nhức, nhạy cảm và các biến chứng nguy hiểm.
  • Hở hàm: Hở hàm xảy ra khi không có đủ không gian để răng số 7 mọc đúng vị trí. Các răng chen lấn nhau phát triển nên bị xô lệch, làm mất thẩm mỹ và khó chịu khi hoạt động.
Hướng dẫn liên quan: Răng Bọc Sứ Bị Viêm Tủy – Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Cách chăm sóc và vệ sinh răng số 7 như thế nào?

Chăm sóc răng số 7 đúng cách giúp duy trì sức khỏe răng miệng và tránh các vấn đề nha khoa. Việc chăm sóc răng miệng hàng ngày vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chú ý thêm vệ sinh ở phần trong.

Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia khi chăm sóc răng số 7:

  • Hãy chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng chứa fluoride. Chải răng sâu tận bên trong, nhẹ nhàng để không làm tổn thương nướu.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng và khu vực xung quanh răng số 7.
  • Sử dụng nước súc miệng hàng ngày sau khi chải răng và súc miệng trong ít nhất 30 giây.
  • Không ăn các loại thức ăn quá cứng, hạn chế ăn đồ ngọt để tránh sâu răng. 
  • Định kỳ kiểm tra và làm sạch răng để phát hiện tình trạng bệnh sớm nhất.

Có nên bọc răng số 7 không và chi phí như thế nào?

Bọc răng số 7 được khuyến nghị để giải quyết các vấn đề nha khoa hoặc cải thiện thẩm mỹ. Nếu răng số 7 bị sứt mẻ, nứt,… bọc răng là một phương pháp để bảo vệ và khôi phục răng.

Ngoài ra, khi răng số 7 bị mất sẽ ảnh hưởng đến các răng khác và khớp hàm. Trồng răng và bọc răng sứ và hai phương pháp được kết hợp sử dụng để giải quyết vấn đề này.

Về chi phí, bác sĩ Hoàng trả lời:

“Chi phí bọc răng phụ thuộc rất nhiều vào loại sứ mà bạn chọn, sau đó đến cơ sở nha khoa và bác sĩ thực hiện. Hiện nay, giá răng sứ dao động từ 2,5 triệu đồng đến 18 triệu đồng mỗi chiếc. Nếu bạn chọn bọc răng cả hàm, chi phí sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với bọc 1 chiếc răng. Là bác sĩ, tôi cũng khuyên bệnh nhân nên bọc sứ cả hàm để tránh các bệnh lý và thẩm mỹ hơn”.

Hướng dẫn liên quan: Bạn Có Biết Khi Nào Nên Bọc Răng Sứ Không?

Răng số 7 có vai trò gì trong quá trình nhai và hàm răng?

Răng số 7 chịu trách nhiệm chủ yếu trong quá trình nhai thức ăn. Khi cắn, răng số 7 tiếp xúc với răng đối diện để nghiền nát thức ăn. Theo các nghiên cứu, chiếc răng này có hệ số nhai là 5, vậy nên nó đảm nhận 10% khả năng nhai của cả hàm.

Răng số 7 chịu áp lực khi nhai và giúp phân phối áp lực đều lên các răng khác trong hàm răng. Nếu răng số 7 bị mất hoặc bị hư hỏng, cấu trúc hàm sẽ bị xô lệch và ảnh hưởng lớn tới quá trình nhai, nói chuyện và thẩm mỹ. 

Bác sĩ Hoàng chia sẻ thêm:

“Có thể bạn không tin nhưng quá trình nhai là tác động giúp cho ổ răng bên dưới phát triển. Khi mất đi khả năng nhai ở 1 phía hay cả hai bên, hàm không được nâng đỡ nên da nhanh chóng chảy xệ. Ngoài ra, khi nói chuyện, tất cả răng sẽ kết hợp cùng nhau để tạo ra âm thanh nên tình trạng mất răng rất nguy hiểm”.

Răng số 7 có những đặc điểm cụ thể so với các răng khác?

Những đặc điểm chính của răng số 7 cũng là điểm khác biệt với các răng còn lại:

  • Răng số 7 thường nằm ở phía cuối của hàng răng, gần với cạnh ngoài của hàm. Đây là vị trí trong cùng và khó vệ sinh nhất.
  •  Răng số 7 có kích thước lớn hơn so với các răng khác, bề mặt tiếp xúc bên trên cũng rộng hơn.
  • Mỗi răng số 7 thường có ba ống tuỷ. Răng hàm trên có 3 chân răng, răng hàm dưới có 2 chân răng. Cấu trúc của nó rất phức tạp nên khi viêm nhiễm rất khó xử lý.

Dẫn lời bác sĩ Hoàng:

Điểm đặc biệt nhất là răng số 7 chỉ mọc một lần và không có quá trình thay răng tự nhiên. Do đó, việc bảo vệ và chăm sóc răng số 7 là rất quan trọng”.

Răng số 7 đóng vai trò quan trọng trong chức năng nhai, duy trì sự cân bằng hàm răng và thẩm mỹ. Để đảm bảo sức khỏe của nó và các răng khác trong hàm, bạn nên đến nha khoa kiểm tra định kỳ.

AVA DENTAL tự hào là một trong những nha khoa uy tín và có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp nhất hiện tại. Để đặt lịch hẹn tư vấn và khám răng, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0366.336.051.